Kỹ thuật bơi sải
Bơi sải hay bơi tự do (freestyle) phù hợp với các đối tượng trẻ nhỏ, thanh niên, trung niên và người không có các tiền sử bệnh tim mạch hay huyết áp cao, tuy nhiên lại rất tốt cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý hô hấp, lao phổi và các loại bệnh cơ-xương-khớp.
Để học bơi sải hiệu quả và nhanh chóng, bạn cần biết bơi ếch trước để: vừa không sợ nước vừa không sợ … chìm.
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa bơi sải với bơi ếch chính là cách nổi của cơ thể: trong bơi ếch đầu nổi thân chìm, ngược lại với trong bơi sải đầu chìm thân nổi. Tất nhiên cách thở cũng khác nhau nhưng không có gì đặc biệt khác ngoài việc đừng hít vào bằng mũi trong mọi trường hợp kẻo sẽ bị sặc nước.
1. KỸ THUẬT ĐẠP CHÂN
- Mục tiêu nhằm giúp làm nổi thân mình trên mặt nước. Do đó Bạn không cần phải đạp chân thật mạnh mà chỉ cần đạp nhịp nhàng thoải mái đều đặn và hiệu quả
- Hai bàn chân vẩy vẩy phần mu chân, phần đùi hầu như rất ít cử động. Cố gắng không xòe hai chân sang hai bên như thế dáng bơi sẽ không được đẹp lắm
- Mẹo: Bạn có thể đeo chân vịt (loại ngắn) trong những buổi tập đầu tiên, vừa cảm giác bơi hiệu quả hơn do dễ làm nổi cơ thể hơn, vừa bơi nhanh hơn.
2. KỸ THUẬT QUẠT TAY
- Mục tiêu nhằm giúp cơ thể lướt nước.
- Quạt nước xuống dưới-Ôm nước-Quạt nước vào trong-Quạt nước lên trên-Thả lỏng-Kết thúc. Bạn cứ quạt tay một cách tự nhiên nhất như là một cái mái chèo vậy đó, chỉ cần nhớ: ngón tay cái luôn chạm xuống mặt nước trước khi tay đưa ra trước và cũng ngón tay cái ấy chạm nhẹ vào đùi khi đưa ra sau.
- Khởi đầu Bạn cứ quạt nước với tốc độ tùy thích, miễn người nổi và có đi tới là được. Càng về sau bạn càng giảm tốc độ quạt tay sẽ càng bơi đẹp hơn và nhanh hơn.
3. KỸ THUẬT THỞ NƯỚC
- Điều quan trọng nhất và không bao giờ được quên chính là thở ra trong nước và hít vào ngoài không khí, bạn chỉ nên thở ra bằng lổ mũi và hít vào bằng cách há miệng. Tốt nhất bạn nên tập thở trước khi đang đứng ở mực nước ngang ngực. Bạn vừa thở nươc vừa xoay đầu qua trái qua phải cho giống khi đang bơi sải thực tế.
4. KỸ THUẬT NỔI THÂN
- Để nổi thân một cách dễ dàng, khi bơi nếu phần đầu càng “nhúng chúi” xuống nước bao nhiêu sẽ càng giúp thân mình dễ nổi hơn bấy nhiêu. Điều nghịch lý ngược đời này lại chính là mấu chốt của vấn đề.
- Đạp chân cũng sẽ giúp cho phần mông nổi lên mặt nước, nhưng đó là khi bạn biết cách phe phẩy bàn chân nhịp nhàng kia
5. KỸ THUẬT LƯỚT NƯỚC
Khi Bạn đã bơi sải “nổi” rồi, lúc đó nếu Bạn muốn lướt nước nhanh hơn, chỉ cần bạn thực hiện 3 điều sau:
- Thở càng ít càng tốt: nghiêng đầu lên thở với biên độ càng ít xoay lên càng tốt, tần số thở càng chậm càng tốt.
- Tay sải tới càng xa càng tốt, tay quạt nước càng nép vào đùi càng tốt.
- Thân mình càng giữ cân bằng và càng thẳng càng tốt.
- Chân càng vẩy nhẹ càng tốt.
Để học bơi sải hiệu quả và nhanh chóng, bạn cần biết bơi ếch trước để: vừa không sợ nước vừa không sợ … chìm.
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa bơi sải với bơi ếch chính là cách nổi của cơ thể: trong bơi ếch đầu nổi thân chìm, ngược lại với trong bơi sải đầu chìm thân nổi. Tất nhiên cách thở cũng khác nhau nhưng không có gì đặc biệt khác ngoài việc đừng hít vào bằng mũi trong mọi trường hợp kẻo sẽ bị sặc nước.
1. KỸ THUẬT ĐẠP CHÂN
- Mục tiêu nhằm giúp làm nổi thân mình trên mặt nước. Do đó Bạn không cần phải đạp chân thật mạnh mà chỉ cần đạp nhịp nhàng thoải mái đều đặn và hiệu quả
- Hai bàn chân vẩy vẩy phần mu chân, phần đùi hầu như rất ít cử động. Cố gắng không xòe hai chân sang hai bên như thế dáng bơi sẽ không được đẹp lắm
- Mẹo: Bạn có thể đeo chân vịt (loại ngắn) trong những buổi tập đầu tiên, vừa cảm giác bơi hiệu quả hơn do dễ làm nổi cơ thể hơn, vừa bơi nhanh hơn.
2. KỸ THUẬT QUẠT TAY
- Mục tiêu nhằm giúp cơ thể lướt nước.
- Quạt nước xuống dưới-Ôm nước-Quạt nước vào trong-Quạt nước lên trên-Thả lỏng-Kết thúc. Bạn cứ quạt tay một cách tự nhiên nhất như là một cái mái chèo vậy đó, chỉ cần nhớ: ngón tay cái luôn chạm xuống mặt nước trước khi tay đưa ra trước và cũng ngón tay cái ấy chạm nhẹ vào đùi khi đưa ra sau.
- Khởi đầu Bạn cứ quạt nước với tốc độ tùy thích, miễn người nổi và có đi tới là được. Càng về sau bạn càng giảm tốc độ quạt tay sẽ càng bơi đẹp hơn và nhanh hơn.
3. KỸ THUẬT THỞ NƯỚC
- Điều quan trọng nhất và không bao giờ được quên chính là thở ra trong nước và hít vào ngoài không khí, bạn chỉ nên thở ra bằng lổ mũi và hít vào bằng cách há miệng. Tốt nhất bạn nên tập thở trước khi đang đứng ở mực nước ngang ngực. Bạn vừa thở nươc vừa xoay đầu qua trái qua phải cho giống khi đang bơi sải thực tế.
4. KỸ THUẬT NỔI THÂN
- Để nổi thân một cách dễ dàng, khi bơi nếu phần đầu càng “nhúng chúi” xuống nước bao nhiêu sẽ càng giúp thân mình dễ nổi hơn bấy nhiêu. Điều nghịch lý ngược đời này lại chính là mấu chốt của vấn đề.
- Đạp chân cũng sẽ giúp cho phần mông nổi lên mặt nước, nhưng đó là khi bạn biết cách phe phẩy bàn chân nhịp nhàng kia
5. KỸ THUẬT LƯỚT NƯỚC
Khi Bạn đã bơi sải “nổi” rồi, lúc đó nếu Bạn muốn lướt nước nhanh hơn, chỉ cần bạn thực hiện 3 điều sau:
- Thở càng ít càng tốt: nghiêng đầu lên thở với biên độ càng ít xoay lên càng tốt, tần số thở càng chậm càng tốt.
- Tay sải tới càng xa càng tốt, tay quạt nước càng nép vào đùi càng tốt.
- Thân mình càng giữ cân bằng và càng thẳng càng tốt.
- Chân càng vẩy nhẹ càng tốt.